1. Tổ chức, quản lý và điều hành hoạt động của phòng Vật tư
2. Quản lý toàn bộ nhân viên, chịu trách nhiệm về hoạt động và hiệu quả làm việc của phòng Vật tư:
– Sắp xếp kế hoạch, lịch làm việc, phân công công việc toàn bộ nhân viên trong phòng.
– Giám sát việc thực hiện công việc, tiến độ của nhân viên trong phòng, đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên trực thuộc.
– Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, thuyên chuyển, đào tạo….đối với nhân viên trong phòng.
– Giải quyết các đề xuất – kiến nghị trong Bộ phận
3. Tư vấn giải pháp đảm bảo cung ứng hàng hóa – vật tư – sản phẩm – dịch vụ đáp ứng yêu cầu của công trình.
4. Tham mưu, tư vấn cho Ban lãnh đạo về thông tin thị trường, thông tin của nhà cung cấp, phát triển vật tư, nguyên vật liệu thay thế để giảm chi phí….
5. Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác hoạch định kế hoạch mua hàng và cung ứng vật tư phục vụ cho công trình, công ty.
6. Đảm bảo cung ứng hàng hóa – vật tư – sản phẩm – dịch vụ đúng chất lượng, kịp tiến độ theo yêu cầu và chi phí đã phê duyệt.
7. Xây dựng môi trường cung ứng năng động – linh hoạt – minh bạch – trung thực
8. Chỉ đạo tổ chức thực hiện hệ thống sổ sách, hồ sơ theo quy định của kế toán tài chính.
9. Đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin về chi phí – tài chính
10 Tổ chức tìm kiếm và phát triển các nhà cung cấp/ nhà thầu phụ mới.
11. Quản lý các nhà cung cấp/nhà thầu phụ theo quy trình của công ty trên các chỉ tiêu: năng lực, sản phẩm, thời gian giao hàng, dịch vụ hậu mãi, phương pháp thanh toán, tiềm năng phát triển.
12. Đề xuất giải pháp về chính sách liên kết giữa công ty và các nhà cung cấp/nhà thầu phụ đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên.
13. Tổ chức đánh giá hoạt động cung ứng hàng hóa – vật tư – sản phẩm – dịch vụ của Bộ phận.
14. Kiểm tra, soát xét các Hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ký kết với các Nhà cung cấp/nhà thầu phụ.